T: +84 917 212 969
Chiều 3/11, tại buổi họp tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2020, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã nhắc đến vụ hơn 1.300 hồ sơ nhà đất ở huyện Hóc Môn bị trễ hạn, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều người dân.
Theo ông Nguyễn Thành Phong, sau khi tiến hành thanh tra, có một số hồ sơ phải chuyển sang cơ quan điều tra. Để xảy ra sự việc này là do sự yếu kém trong công tác quản lý của chính quyền ở địa phương.
Chủ tịch UBND TPHCM giao Trung tâm Báo chí TPHCM kết hợp với Thanh tra TPHCM tổ chức họp báo sự việc trên vì vụ việc liên quan đến quyền lợi của nhiều người dân.
Trước đó, tháng 11/2017, UBND TPHCM chỉ đạo Thanh tra TPHCM thanh tra việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất ở trên địa bàn huyện Hóc Môn giai đoạn từ năm 2015-2016.
Trong số 1.300 hồ sơ giải quyết chuyển mục đích sử dụng đất trong giai đoạn này, Thanh tra TPHCM phát hiện nhiều hồ sơ có dấu hiệu vi phạm quy định quản lý nhà nước về đất đai.
Chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang cũng nhận định: "Dự kiến trong những tháng cuối năm, khu đông, nam TP.HCM sẽ đón thêm những dự án quy mô được phát triển bởi các chủ đầu tư có thương hiệu mạnh, dòng vốn lớn. Rất có thể đây sẽ là những siêu dự án hút dòng tiền đầu tư trên thị trường khi mà toàn TP đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung mới".
Các nhà đầu tư đang có sự chuyển dịch xu hướng theo các siêu dự án ở hai trục đô thị phía đông và phía nam rộng lớn. Trong thời gian tới, thị trường sẽ liên tục đón nhận loạt siêu dự án quy mô lớn chưa từng có, quy hoạch bài bản, môi trường sống tốt.
Theo dự báo của DKRA, đất nền sẽ tiếp tục là kênh đầu tư được ưu ái trong quý IV/2020. Nguồn cung mới sẽ duy trì sự khan hiếm khi những dự án được triển khia hầu hết ở quy mô nhỏ và vừa, tập trung chủ yếu tại vùng ven như quận 9, Củ Chi, Bình Chánh,... Phân khúc căn hộ có thể duy trì nguồn cung tương quý trước, khoảng 6000-7000 căn. Căn hộ hạng A và hạng B sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường trong khi nguồn cung căn hộ hạng C gần như không có và rất khan hiếm. Sức cầu thị trường bất động sản có thể sẽ nhích nhẹ nhưng khó có thể xảy ra sự gia tăng đột biến.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam trả lờ trang PLO: "Giá đất nền tại những khu vực ven đô thị lớn ghi nhận nhích nhẹ. Tuy nhiên, giao dịch chủ yếu là mua đi bán lại, lượng sản phẩm mới rất hạn chế. Có hiện tượng môi giới và một số nhà đầu tư thổi giá, lướt sóng nên thị trường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, khó lường.
Vì vậy, nhà đầu tư mới khi tham gia vào thị trường cần hết sức thận trọng". Giá đất bị đẩy lên quá cao làm các nhà đầu tư chùn bước, chi phí bồi thường và giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn nên không ít doanh nghiệp đã rút lui ngay sau khi vừa đăng ký tham gia đầu tư.
Về vấn đề này, một Phó giám đốc công ty bất động sản về đất nền cho rằng khi kinh tế gặp khó khăn, biến động, thị trường bất động sản trầm lắng, phân khúc đất nền là mặt hàng ế ẩm nhất. Đa phần đất nền được người mua dùng để đầu tư, lại không thể sinh lời ngay như mua căn hộ, nhà phố do đó thường không được ưu tiên. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng cần rõ ràng về mặtpháp lý, tiến độ thi công chứ không thể bán nhanh như thời gian trước.
Theo PLO, Phó Tổng giám đốc Quận 9 Nguyễn Quốc Anh cho hay 3 tháng cuối năm sẽ là thời điểm bán hàng sôi động nhất của thị trường. Đối với đất nền, việc khan hiếm nguồn cung mới vẫn xảy ra, hiện tại nguồn hàng chủ yếu ở những dự án đã triển khai trước đó.
Những địa bàn “vùng trũng” về giá và các khu vực giáp ranh vẫn sẽ thu hút đầu tư đất nền cuối năm như Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh... dù giá đất tại đây đã cao hơn trước nhiều. Những khu đất giá trên dưới 1 tỉ đồng vùng ven thành phố vẫn được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Đại diện Savills Việt Nam cho hay: "Mảng đất nền trở nên kém hấp dẫn với nhà đầu tư trong tình hình dịch bệnh bùng phát và vì các vấn đề về pháp lý...". Vừa qua, thị trường đất nền gặp phải tổn thất không nhỏ khi có đến 14 dự án phải dừng bán do vấn đề pháp lý. Không chỉ vậy, nguồn cung hạn chế khiến phân khúc đất nền trở thêm khan hiếm, giá bán lại cao nên rất khó giao dịch, các nhà đầu tư đành phải chuyển dần ra các vùng ngoại thành, ven thành phố.
Tại một số khu vực có nhiều dự án đất nền như quận 2, quận 9, huyện Hóc Môn,... thông tin rao bán đất dày đặc nhưng lượng giao dịch không đáng kể. Nhân viên sàn giao dịch đất nền ở khu vực Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP.HCM cho biết giá đất nền tại đây có giá trung bình hơn 10 tỉ đồng/nền, nhiều người mua thà để tiền trong ngân hàng để nhận lãi chứ không mua vì sợ không thể khai thác khi thị trường chưa hồi phục, Người Lao Động thông tin.
Theo Savills Việt Nam, báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM trong quý III/2020 cho thấy thị trường đất nền đang bị lãng quên và phải đối mặt với nhiều thức hơn so với thời gian diễn ra đại dịch. Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, TS Sử Ngọc Khương nhận định, phân khúc đất nền kém hấp dẫn với các nhà đầu tư do các vấn đề pháp lý nảy sinh, uy tín của chủ đầu tư và thiếu hụt các dự án quy mô lớn. Nguồn cung đất nền sơ cấp giảm 65% theo quý và giảm hơn 55% theo năm, chỉ còn khoảng 470 nền. Trong khi đó, lượng bán quý vừa qua chỉ là 170 nền, rơi vào mức thấp nhất kể từ năm 2016.
Giá đất rục rịch tăng
Theo ghi nhận, tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, các lô đất thổ cư có diện tích 50 - 120m2 trên các trục đường như đường số 2, 5… đang có giá chào bán trung bình khoảng 1,7 - 7,5 tỷ đồng/nền. Các trục đường lớn như Nguyễn Văn Bá, Hồ Văn Tư, Đặng Văn Bi nằm gần ga Metro Bình Thái, chợ Thủ Đức cũng rao bán khoảng 60 - 90 triệu đồng/m2.
Đánh giá về giá đất thời điểm hiện tại, ông Trần Khánh Quang - Tổng Giám đốc Công ty BĐS Việt An Hòa cho rằng: “BĐS khu Đông đang có giá rất cao. Nhiều dự án căn hộ sau khi mở bán trong vòng 12 - 18 tháng đã tăng giá gấp đôi, dù chưa giao nhà và chất lượng nhà có thể không tương xứng với mức giá đó.
Ngoài ra, một bộ phận giới đầu cơ dù không có nhu cầu sử dụng vẫn muốn mua để đấy. Nhóm khách hàng này ít khi quan tâm đến việc có thể cho thuê được hay không mà chỉ mua để chờ giá thị trường tăng lên. Điều này vô tình đẩy giá BĐS trong khu vực lên rất cao”.
Cũng theo ông Quang, chủ trương thành lập thành phố mới có thể khiến thị trường sáng lên nhưng cũng gặp phải nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các sản phẩm hướng đến người có nhu cầu ở thực như căn hộ 1,5 - 2 tỷ đồng/căn hay nhà phố giá 4 - 5 tỷ đồng sẽ vẫn tiếp tục sôi động. Trong thời điểm nền kinh tế khó khăn, nhà đầu tư nên hạn chế vay vốn ngân hàng, nếu cần thiết chỉ nên vay khoảng 30%. Ngoài ra, việc quan trọng là nên lập sẵn kế hoạch trong 12 tháng sắp tới chỉ có chi mà không có thu và tăng cường dự trữ tiền mặt.
Thu hút nhà đầu tư
Những năm qua, khu Đông TP.HCM thu hút rất lớn đến sự quan tâm của nhà đầu tư, doanh nghiệp. Điều này góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) khu vực quận 2, quận 9 và Thủ Đức vốn đã rất sôi động nhờ vị trí đắc địa thì nay càng trở nên hấp dẫn hơn.
Theo Chuyên gia Kinh tế Đinh Thế Hiển, khu Đông chính là khu vực năng động nhất ở cửa ngõ phía Đông của TP.HCM. Không chỉ nhờ vị trí thuận lợi mà còn được Nhà nước và các địa phương đầu tư hệ thống hạ tầng đồng bộ từ cảng biển nước sâu, hệ thống đường cao tốc, đường vành đai, các khu công nghiệp lớn trong vùng… Khu vực này cũng đã và đang được đầu tư về hạ tầng, dịch vụ, TP.HCM cũng sẽ chuyển hướng về đây những lĩnh vực công nghệ cao, mang tính thân thiện môi trường, do đó tiềm năng phát triển sẽ là rất lớn.
Với thế mạnh về vị trí và cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, bài bản từ nhiều năm qua, khu Đông đang tập trung và thu hút hàng loạt chủ đầu tư BĐS lớn với những đô thị đã và đang được triển khai quy mô, số lượng vượt trội so với các khu vực khác.
Trước đây, việc mua bán BĐS ở quận Thủ Đức lâu nay tương đối chậm và không đồng đều so với tình hình chung của thị trường, nhưng khi đề án thành lập thành phố Thủ Đức đã nhanh chóng thổi làn gió mới vào khu vực này.
Trong 5 năm trở lại đây, quận Thủ Đức được xem là một trong những khu vực đông dân cư của TP.HCM với nhiều trường học, khu chế xuất… quy mô lớn, thu hút lượng lớn người nhập cư về học tập và làm việc, từ đó gia tăng nhu cầu nhà ở.
Bất động sản Quận 9 đang sốt? Đúng! Đó là sự thật. Tuy nhiên, mức độ tăng giá không phải ở tất cả các dòng sản phẩm. Tăng nhiều nhất có lẽ ở dòng sản phẩm đất nền với mức tăng từ 3-8 triệu m2 so với các đợt bán đầu chủ đầu tư hoặc so với vài năm trước. Mức tăng giá phải nhanh ở mọi phường của quận. Phường nào dân đông tiện ích nhiều, quy hoạch đồng bộ có xu hướng tăng nhanh nhất ví dụ cung đường Đô Xuân Hợp, Nguyễn Duy Trinh…Căn hộ thì có tăng nhưng không lớn, nhà phố xây sẵn cũng tăng nhưng không đáng kể. Nói chung đất nền Quận 9 hiện nay khá “ngon”.
7- Quận 9 là quận có khá nhiều các dòng sông và các con kênh ví dụ: Sông Đồng Nai, sông Rạch Chiếc, sông Ông Nhiêu….chưa tính nhánh của các con sông đó, nên quận 9 có cảng sông là Cảng Phú Hữu là một trong những cảng sông quan trọng nhất thành phố.